Tuyển dụng và đánh giá

Trong công tác tuyển dụng, "đúng người, đúng việc" là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành tích làm việc của nhân viên, để thực hiện nguyên tắc này, Doanh nghiệp phải có một chiến lược nhân sự toàn diện, trong đó có một chương trình tuyển dụng lao động tốt. Chìa khóa giúp xây dựng thành công một chương trình tuyển dụng là tuân thủ một quy trình đã được công nhận cho từng vị trí mà Doanh nghiệp cần tuyển dụng.
Các bản mô tả công việc phải có những nhiệm vụ đặt ra cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn mà ứng viên phải có, cá tính, phẩm chất quan trọng ứng viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ và những kinh nghiệm riêng có của một ứng viên so với các ứng viên khác. Một mẫu hồ sơ của một nhân viên thành công điển hình cho các vị trí chủ chốt nhằm làm định hướng khi phỏng vấn nhân viên.
Đăng quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện có khả năng tiếp cận với các ứng viên tiềm năng nhiều nhất. Theo khuynh hướng hiện nay, Internet đang trở thành công cụ mạnh nhất cho các quảng cáo tuyển dụng.
Sơ tuyển hồ sơ hay còn gọi là xem xét, phân loại hồ sơ. Mục tiêu của sơ tuyển hồ sơ là loại bỏ các ứng viên không đáp ứng được cơ bản các tiêu chí tuyển dụng mà tổ chức đã đề ra. Khâu này đặc biệt quan trọng khi có một số lượng lớn ứng viên dự tuyển. 
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên ở tính cẩn thận, ngăn nắp; khả năng tổ chức sắp xếp, bố trí công việc; khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả thể hiện qua các tài liệu có trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian; bảng lý lịch không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy; thư xin việc ngắn gọn nhưng súc tích đạt được hiệu quả trong việc truyền tải hình ảnh bản thân tới nhà tuyển dụng qua ngôn ngữ viết. Ngoài ra, tính logic, hợp lý của hồ sơ cũng được thể hiện ở mối liên quan giữa các phần trong hồ sơ.
Qua hồ sơ, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được thông tin ứng viên cung cấp có được đầy đủ hay không? ứng viên có các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm gì cần thiết?
Sau khi xem xét cụ thể, kỹ lưỡng cấu trúc và các thông tin của ứng viên được thể hiện qua hồ sơ, nhà tuyển dụng lập danh sách ứng viên tham gia tuyển dụng.
Ngoài các bài thi và câu hỏi phỏng vấn cơ bản mà nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn, người tiến hành tuyển dụng cần chuẩn bị các câu hỏi cụ thể cho từng ứng viên dựa trên những thông tin có trong hồ sơ.
Không phải tất cả các bản lý lịch đều trình bày các thông tin chính xác. Bên cạnh các bản lý lịch chính xác, hãy chuẩn bị tinh thần tiếp nhận một số bản lý lịch được phóng đại, thiếu chính xác và thậm chí là gian lận. 
Bạn có thể nhận được các bản lý lịch kiểu bài luận tóm tắt các thành tích trước đây, có rất ít hoặc không có các thông tin tham khảo cụ thể về cơ quan làm việc trước đây và thời gian làm việc. 
Các khoảng trống lớn giữa các công việc có thể cho thấy ứng cử viên có vấn đề hoặc cũng có thể do những nguyên nhân đơn giản như sinh con, bản thân có vấn đề về sức khỏe, đi học nâng cao…
Thay đổi nhiều công việc trong một thời gian ngắn có thể đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu.
Thay đổi liên tục trong định hướng nghề nghiệp cho thấy ứng viên thiếu định hướng, thiếu tính kiên định và các mục tiêu không rõ ràng. Việc thay đổi liên tục là hiện tượng phổ biến đối với các ứng viên trẻ tuổi đang tìm việc hoặc đối với những người bị mất việc trong một ngành đang suy yếu.
Những trách nhiệm quá nổi bật so với chức vụ cho thấy ứng viên có thể có khả năng tốt nhưng đã không được người sử dụng lao động trước đãi ngộ xứng đáng hoặc ngược lại cũng có thể cho thấy ứng viên là người khoa trương, tư duy không logic.
Các bản lý lịch gần như hoàn toàn trùng khớp với quảng cáo của nhà tuyển dụng, khiến bạn nghĩ rằng bạn đã tìm ra ứng viên lý tưởng. Ứng viên này có thể đã "xào xáo" bản lý lịch theo từng yêu cầu trong quảng cáo tuyển dụng của bạn.
LiNKER sẽ chung tay cùng bạn.